HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN

z5253855477509 fe1b9464eeaebbdf742b73b11da9191f

Nắm được cách vận hành và xử lý sự cố máy đá viên giúp người dùng tự tin hơn trong quá trình sử dụng. Theo dõi bài viết này để biết cách sử dụng và xử lý máy khi cần. 

Khi sử dụng máy đá viên, việc hiểu và biết cách giải quyết các sự cố là rất quan trọng để đảm bảo máy hoạt động suôn sẻ. Trong quá trình sử dụng, có thể xảy ra những vấn đề như hỏng hóc, các vấn đề kỹ thuật mà người vận hành cần phải biết cách ứng phó để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho máy. Hãy cùng Công nghệ Tân Phú tìm hiểu về vận hành và xử lý sự cố máy đá viên trong bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé!

Các khái niệm về bộ phận và cấu tạo máy đá viên

Người sử dụng cần nắm vững các khái niệm và vị trí lắp đặt các bộ phận trong máy làm đá để việc vận hành và thao tác sửa chữa trở nên dễ dàng hơn:

Bộ phận, cấu tạoKhái niệm, chức năng
Máy nénMáy làm lạnh (khí, gas)
overloadRơ le nhiệt, đuôi nhiệt
FilterBộ lọc
Phao gasBộ dò mức gas trong cối làm đá
Van điện tửCác van chặn gas điều khiển bằng điện
Van tiết lưu cơ, van chặn cấp gasVan điều chỉnh lưu lượng gas bằng tay
Van chặn, van khóaCác van khóa gas chỉnh bằng tay
Đầu áp caoĐường đẩy của máy nén
Đầu áp thấpĐường hút của máy nén
Đầu dò mức nướcBộ cảm nhận mức nước đặt trong cối đá
Tháp giải nhiệtHệ thống làm mát máy bằng nước và quạt gió
Bình tách dầuBộ tách dầu để dầu quay trở lại máy nén
Van một chiềuKhống chế gas chỉ đi theo một chiều nhất định
Bình ngưng tụBộ phận làm ngưng tụ gas hơi thành lỏng
Bình chứa gasDùng để chứa gas lỏng
Cối đáBộ phận làm lạnh nước thành đá theo khuôn
Phin lọcBộ lọc ẩm và bụi bẩn
Rơ le áp suất cao, thấpBộ đóng ngắt điện bằng áp suất
Rơ le áp suất dầuBộ đóng ngắt điện bằng áp suất dầu
Đồng hồ áp suất thấp, caoBộ hiển thị áp suất thấp, cao
Mắt soi gas, dầuDùng để theo dõi mức gas và dầu thông qua mắt kính
TimerRơ le điều chỉnh thời gian
Khởi động từ
Rơ le phao nước
Tài liệu hữu ích: Cấu Tạo Máy Làm Đá Viên và nguyên lý hoạt động như thế nào

Kiểm tra trước khi khởi động máy

Trước khi khởi động máy sản xuất đá, người dùng nên xem qua những vấn đề sau:

  • Xem chiều quay của gầu tải đá để đảm bảo máy không bị ngược pha. 
  • Kiểm tra nguồn nước trong ngăn chứa để đảm bảo máy có đủ nước cho quá trình làm đá. 
  • Đảm bảo tháp giải nhiệt có đủ nước để máy hoạt động hiệu quả. 
  • Kiểm tra dầu trong máy nén để máy hoạt động bình thường, không bị dừng đột ngột. 
  • Kiểm tra điện áp, át tô mát, cầu chì, cầu dao.
  • Xem qua các van chặn và van điện để đảm bảo các van này ở trạng thái hoạt động bình thường. 
  • Đảm bảo chiều quay của motor điện và bơm nước quay đúng chiều. 
  • Mở van hút ngay đầu máy nén (Lưu ý; Van này đã được khoá vào trước khi tắt máy).
CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN
Người dùng cần kiểm tra máy trước khi khởi động máy

Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bật, tắt máy đá viên 

Máy làm đá viên là sản phẩm dân dụng, nhưng thực tế vẫn còn nhiều người loay hoay không biết cách bật, tắt máy. Dưới đây là những cách đơn giản nhất để bật tắt máy, cụ thể:

Bật máy 

Để bật máy sử dụng, người dùng tiến hành làm theo 4 bước sau đây:

Bước 1: Bật nguồn tổng

  • Bật át tô mát tổng để cung cấp nguồn điện cho hệ thống.

Bước 2: Vận hành máy

  • Văn van hút ở đầu máy nén ra vài vòng. 
  • Bật công tắc chạy máy sang bên phải để khởi động máy. Tháp giải nhiệt và bơm sẽ bắt đầu hoạt động. 

Bước 3: Khởi động máy nén

  • Ấn nút khởi động sau khi bật công tắc nguồn không quá 30 giây. Máy nén sẽ chạy ngay lập tức. Ấn giữ nút trong 2 giây rồi nhả ra. 

Bước 4: Điều chỉnh van hút

  • Chỉnh van hút dần cho đến khi mở hoàn toàn, duy trì áp suất hút trong khoảng 3kg/cm2 đến 4kg/cm2.
  • Theo dõi sự ổn định của máy, kiểm tra áp suất cao, thấp và dòng điện để đảm bảo máy hoạt động bình thường. Đảm bảo nước bơm làm đá chảy đều. 

Bật máy
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN 19

Hướng dẫn sử dụng máy làm đá viên qua 04 thao tác bật máy 

Tắt máy

Để tắt máy, người dùng thực hiện theo 3 bước sau:

  • Bước 1: Khoa van hút: Khóa van hút vào cho đến khi máy chuyển sang chế độ xả. Sau đó, tắt công tắc chạy máy (OFF).
  • Bước 2: Khóa van hút hoàn toàn: Vặn van hút vào đến khi khóa hoàn toàn. 
  • Bước 3: Tắt nguồn tổng: Tắt át tô mát tổng để ngắt nguồn điện của hệ thống, bao gồm cả gầu tải.

Lưu ý:

  • Một số máy có chế độ hẹn giờ khởi động (timer). Khi đến hết thời gian cài đặt, máy sẽ khởi động, các van giảm tải sẽ mở giúp máy nén khởi động nhẹ nhàng. Tuỳ loại máy nén mà nhà sản xuất lắp van giảm tải và bộ định giờ. Thời gian giảm tải do kỹ thuật viên cài đặt. 
  • Luôn theo dõi dòng điện của máy nén, áp suất cao, áp suất thấp và mức dầu hồi để nhận biết tình trạng máy và tránh các hư hỏng không đáng có. Nếu có dấu hiệu bất thường, người dùng cần tìm hiểu nguyên nhân hoặc báo ngay cho nhà cung cấp. 

Quy trình và các thiết bị quan trọng để sản xuất nước đá tinh khiết

Nguồn nước sử dụng cho quy trình sản xuất đá tinh khiết bao gồm nước máy, nước giếng và nước ngầm. Nước được xử lý qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược và diệt vi khuẩn bằng tia cực tím. Các bộ phận trong hệ thống sản xuất như khuôn đá, dao cắt đá, bồn cấp nước, cối lạnh và gầu tải đều được làm từ inox, đảm bảo không bị rỉ sét theo thời gian. 

Chu trình sản xuất hoàn toàn tự động và khép kín, không có sự tiếp xúc trực tiếp của con người, đảm bảo viên đá tinh khiết đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Các biệt bị quan trọng trong hệ thống gồm có van một chiều, van chặn, van tiết lưu, van từ và tủ điện:

  • Van một chiều: Để bảo vệ máy nén khỏi bị ngập lỏng và đảm bảo tuổi thọ cho hệ thống.
  • Van chặn: Thiết bị này dùng để khoá nhốt gas khi cần sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận khác trong hệ thống. 
  • Van tiết lưu: Thiết bị này điều tiết môi chất từ áp suất cao sang áp suất thấp vào cối đá. 
  • Van từ: Van từ tự động đóng mở các chu kỳ của hệ thống.
  • Tủ điện: Đóng vai trò quan trọng trong hệ thống, giúp hiển thị các trạng thái của máy thông qua các đèn tín hiệu. 
Quy trình và các thiết bị quan trọng dể sản xuất nước dá tinh khiết
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN 20

Quy trình và các bộ phận quan trọng trong sản phẩm máy làm đá viên

Cách xử lý sự cố máy đá viên 

Dưới đây là các cách vận hành và xử lý sự cố máy đá viên mà người dùng cần biết để đảm bảo có được trải nghiệm tốt nhất, cụ thể:

Vấn đề về điện

Nếu máy nén và bơm không hoạt động, đèn nguồn không sáng, người dùng cần kiểm tra các yếu tố sau:

  • Kiểm tra nguồn điện có bị mất pha không.
  • Kiểm tra mức điện áp.
  • Kiểm tra cầu chì (át-tômat) bảo vệ mạch điều khiển bên trong tủ điện. 

Giải quyết: Đảm bảo nguồn điện và nguồn nước ổn định. Kiểm tra các tiếp điểm contactor (khởi động từ), relay, hoạt động của các timer, và xem xét các mạch điện có bị chạm chập không. Sau khi xử lý xong, kiểm tra lại toàn bộ hệ thống để đảm bảo không còn sai sót trước khi khởi động lại máy. 

Trở ngại về gas, áp suất và dầu

Trường hợp 1: Pen áp suất cao nhảy:

Máy nén và bơm không hoạt động, đèn nguồn vẫn sáng nhưng đèn báo sự cố không sáng.

Kiểm tra các yếu tố sau:

  • Bơm nước tháp giải nhiệt có đảm bảo lưu lượng cần thiết không?
  • Lượng nước trong tháp giải nhiệt có đủ không?
  • Quạt tháp giải nhiệt có hoạt động tốt không?
  • Bình ngưng có bị bẩn hoặc tắc nghẽn không?
  • Các van chặn có bị khoá lại không?

Trước khi kiểm tra, người dùng cần tắt máy. Sau khi giải quyết xong, nhấn nút Reset của pen áp suất cao (nếu có), hoặc giảm áp cao để máy tự reset rồi khởi động lại máy.

Trường hợp 2: Máy nén ngưng hoạt động pen áp suất dầu nhảy:

Máy nén không hoạt động, bơm vẫn hoạt động, đèn nguồn sáng, đèn báo không sáng. 

Để khắc phục, cần:

  • Kiểm tra dầu trong máy nén qua kính xem có đủ và sạch không
  • Kiểm tra bình tách dầu xem có nghẹt hoặc bẩn không. 
  • Kiểm tra lưới bơm dầu ở máy nén xem có bị bẩn hoặc tắc nghẽn không

Sau khi kiểm tra xong, khởi động lại máy để kiểm tra hoạt động.

Trường hợp 3: Đèn nguồn sáng, đèn sự cố bật sáng:

Kiểm tra các rơ le nhiệt (đuôi nhiệt) dưới mỗi khởi động từ, xem có cái nào bật ra không. Nếu có, kiểm tra bộ phận tương ứng của khởi động từ đó xem có bị quá tải hay chạm chập không. Sau khi kiểm tra xong, ấn nút reset đuôi nhiệt và khởi động lại máy. 

Lưu ý:

Thường xuyên kiểm tra sự hồi dầu và độ sạch của dầu, bổ sung hoặc thay mới khi cần thiết.

Luôn dự phòng một số vật tư và dụng cụ cần thiết như: hạt hút ẩm; bộ chìa khoá, kìm bấm, mỏ lết’ bình nhớt (dầu) cho máy nén; đồng hồ đo điện, kìm, kéo, tuốc nơ vít; gas và đồng hồ đo áp suất, dây sạc gas.

Trở ngại về gas áp suất và dầu
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN 21

Lưu ý khi xử lý các sự cố máy sản xuất đá viên

Ngắt nguồn điện và khóa van cấp nước trước khi bảo dưỡng

Để máy hoạt động đúng cách, cần có nguồn điện ba pha và nguồn nước cấp liên tục. Khi bảo dưỡng máy mà quên không ngắt nguồn điện sẽ không đảm bảo an toàn cho người dùng, do nước có thể vào các thiết bị, gây chập, cháy hoặc điện giật, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe. 

Bảo dưỡng thiết bị khi máy đang hoạt động cũng không đảm bảo an toàn cho thiết bị. Nếu van cấp nước chưa được khoá, nước có thể tràn vào các linh kiện quan trọng, làm giảm hiệu suất và tuổi thọ của máy. 

Lưu ý: Trước khi vệ sinh hoặc bảo dưỡng máy, cầm đảm bảo máy đã dừng hoạt động và ngắt kết nối với cả nguồn điện và nguồn nước để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị

Không để lại nước và đá thừa sau khi kết thúc quá trình

Một sai lầm phổ biến khi vận hành máy làm đá viên là không loại bỏ nước thừa và đá thừa khi máy dừng hoạt động sau một ngày dùng máy liên tục. Nước và đá còn sót lại là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn đến oxy hóa và làm hỏng máy nhanh chóng. Vì vậy, bạn nên đổ hết nước đọng và đá thừa khi tắt máy để đảm bảo vệ sinh và sạch sẽ.

Lưu ý: Đây là một cách hiệu quả để bảo vệ các linh kiện bên trong máy sản xuất đá và tăng tuổi thọ cho thiết bị.

Không dể lại nước và dá thừa sau khi kết thúc quá trình
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN 22

Sau khi kết thúc quá trình làm việc cần lấy đá thừa và bỏ nước ra ngoài

Tháo rời linh kiện khi vệ sinh chi tiết

Máy làm đá công nghiệp gồm nhiều linh kiện thiết bị. Nhiều người vệ sinh máy mà không chú ý đến từng chi tiết, khiến quá trình vệ sinh không hiệu quả. Do đó, sau một thời gian dài hoạt động, cần tháo rời và vệ sinh từng linh kiện như tháp giải nhiệt, bình ngưng, nút bịt.

Việc tháo rời giúp quá trình vệ sinh dễ dàng hơn, đảm bảo sạch sẽ cả bên trong và bên ngoài thiết bị.

Sử dụng hoá chất làm sạch chuyên dụng

Để vệ sinh máy này, nên dùng các loại hóa chất làm sạch chuyên dụng. Nhiều người lo ngại hóa chất làm ảnh hưởng đến chất lượng nước đá, nên chỉ dùng nước sạch. Tuy nhiên, nước thường không thể loại bỏ hết cặn bẩn và hoen gỉ trên linh kiện. Sử dụng hoá chất tẩy rửa chuyên dụng đảm bảo làm sạch hiệu quả. 

Lưu ý, sau khi vệ sinh bằng hoá chất, hãy cho máy hoạt động và xả bỏ 3 mẻ đá đầu tiên để đảm bảo chất lượng nước đá viên không bị ảnh hưởng.

Chế độ kiểm tra bảo trì máy

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chế độ hoạt động của máy sản xuất nước đá tinh khiết bao gồm:

  • Nhiệt độ môi trường xung quanh
  • Nhiệt độ nước giải nhiệt
  • Nhiệt độ nước làm đá
  • Thành phần cơ bản trong nước làm đá
  • Công suất điện và các thiết bị hỗ trợ hệ thống

Để đảm bảo hiệu suất và độ bền của hệ thống, người vận hành cần chú ý quan sát và điều chỉnh linh hoạt các thông số cơ bản như thời gian làm đá và lượng điện tiêu thụ, nhằm tối ưu hoá công suất và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Chế dộ kiểm tra bảo trì máy
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VẬN HÀNH VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY ĐÁ VIÊN 23

Cần kiểm tra bảo trì máy làm đá thường xuyên

Kiểm tra bảo trì hệ thống 

  1. Hệ điện

1/ Điện động lực:

  • Kiểm tra và đo điện áp
  • Đo và kiểm tra dòng định mức
  • Kiểm tra độ tiếp điện các mặt vít 
  • Đo độ cách điện cho máy nén và motor

2/ Điện điều khiển:

  • Kiểm tra các Timer và Relay
  • Đo độ nhạy và tiếp điện của các pen điều khiển
  • Kiểm tra và đo độ nhạy của các valve điện từ.
  1. Hệ Gas và dầu
  • Kiểm tra mức gas và chất lượng
  • Đo lượng dầu và kiểm tra khả năng bôi trơn và giải nhiệt
  • Kiểm tra các lưới lọc và bình tách dầu
  • Kiểm tra dầu qua mất kính và lấy dầu về nếu cần.
  1. Hệ nước
  • Kiểm tra bồn và bơm cấp nước
  • Xác định thành phần nước và kiểm tra tháp giải nhiệt.
  • Đảm bảo hoạt động tốt của bình ngưng.
  1. Hệ cơ khí và truyền động
  • Kiểm tra cấu trúc và độ kín của các chi tiết cơ khí
  • Đánh giá tình trạng ổ đỡ và vòng bi
  • Xác định tình trạng của dao cắt và hộp số.

Lưu ý:

Thường xuyên kiểm tra độ kín và khả năng đóng mở các valve

Theo dõi sự rò rỉ gas và dầu trong hệ thống và báo ngay cho đơn vị cung cấp biết để xử lý kịp thời.

Lời kết

Hy vọng những thông tin trên đã giúp người dùng biết cách vận hành và xử lý sự cố máy đá viên một cách chuẩn xác nhất. Theo dõi thêm những bài viết khác của Tân Phú để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác. Đừng quên liên hệ cho Công ty Công nghệ Tân phú nếu Quý Khách hàng cần mua máy đá viên cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình!

Kiến thức bổ ích khác: Mua máy làm đá viên cũ cần lưu ý những gì

Đánh giá bài viết
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan
Liên hệ Chat 5% Giảm giá