Trong thế giới kinh doanh đầy cạnh tranh, việc tạo ra những viên đá hoàn hảo tinh khiết không chỉ đòi hỏi công nghệ tiên tiến mà còn cần một dây chuyền sản xuất đáng tin cậy. Khi mỗi doanh nghiệp đều muốn khẳng định chất lượng qua từng sản phẩm, việc hiểu biết về quy trình sản xuất trở thành chìa khóa dẫn đến thành công. Với kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực này, Tân Phú sẽ chia sẻ chi tiết các vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá. Giúp bạn tạo nên những sản phẩm vượt trội và bền vững!
Những điều cần lưu ý khi sản xuất nước đá tinh khiết
Trong kỷ nguyên của sự đổi mới, việc sản xuất đá viên không đơn thuần là công đoạn tạo ra khối băng lạnh giá mà còn là một nghệ thuật. Đòi hỏi người sản xuất phải chú trọng đến từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Đặc biệt, việc kiểm soát nồng độ tạp chất trong đá sạch đóng vai trò then chốt. Nhưng tại sao lại như vậy?
Kiểm soát nồng độ tạp chất trong nước đá
Chất lượng đá viên bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm thành phần của nước và phương pháp làm lạnh. Đây là một trong những vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá bạn cần lưu ý kỹ.
Kiểm soát và loại bỏ các tạp chất không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Nước đá được lấy từ mạng lưới thủy cục và các tạp chất cũng như vi sinh trong nước không được vượt quá các giá trị quy định.
Tạp chất ảnh hưởng thế nào đến chất lượng đá?
Tạp tố không chỉ làm giảm chất lượng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hình thức và độ tinh khiết của từng viên đá. Các thành phần không mong muốn như khoáng chất, bụi bẩn hay vi khuẩn có thể làm cho viên đá trở nên đục, kém hấp dẫn và thậm chí gây ra mùi lạ hoặc hương vị không mong muốn.
Đá có tạp chất sẽ tan nhanh hơn, không giữ lạnh lâu dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng trong môi trường yêu cầu duy trì nhiệt độ thấp lâu dài. Chẳng hạn trong ngành dịch vụ thực phẩm và đồ uống, một viên đá trong suốt không có tạp tố sẽ nâng tầm trải nghiệm cho khách hàng. Ngược lại, những viên đá đục có thể làm giảm giá trị đồ uống khiến khách hàng không hài lòng.
Không chỉ thế, các loại tạp tố như kim loại nặng, vi khuẩn có thể gây nguy hiểm sức khỏe người tiêu thụ.
Tham khảo ngay: máy làm đá công nghiệp
Các loại nước đá và cách phân biệt
Vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá bao gồm việc hiểu rõ các loại và cách phân biệt chúng. Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các loại đá viên cũng như yếu tố phân loại.
Phân loại nước đá theo nguồn nước chế tạo
Đá sẽ được phân loại dựa trên nguồn nước vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng và ứng dụng của sản phẩm cuối cùng. Dựa theo tiêu chí này, đá được phân thành đá nước ngọt và đá nước mặn. Mỗi loại đều có những ưu điểm và ứng dụng riêng biệt.
Đá sản xuất từ nguồn nước ngọt thường được sử dụng để bảo quản thực phẩm, giải khát trong những ngày hè oi ả và sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nước ngọt trong quá trình làm đá lạnh sẽ tạo ra những viên đá trong suốt và chất lượng cao, giữ cho thực phẩm và đồ uống ở trạng thái tốt nhất.
Đá sản xuất từ nước mặn (nước biển) có khả năng đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn đã trở thành lựa chọn lý tưởng cho ngành công nghiệp thủy sản. Đặc biệt, loại đá này phải sử dụng phương pháp làm lạnh trực tiếp nhằm hạn chế tổn thất nhiệt năng.
Phân biệt nước đá dựa trên màu sắc
Thêm một vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá đó là phân biệt màu sắc của đá. Dựa trên màu sắc, ta có thể chia thành 3 loại: Đá đục, trong và pha lê. Đá đục có màu sắc mờ, không trong suốt do có sự hiện diện của tạp chất bên trong. Những tạp chất có thể là chất khí (oxy và carbon dioxide), chất rắn và chất tan (muối hòa tan như canxi và magie). Loại đá này thường được sử dụng trong công nghiệp hoặc kỹ thuật – nơi yêu cầu không cao về tính thẩm mỹ.
Loại thứ hai là đá trong suốt, không có tạp chất và dưới ánh sáng có thể phản xạ màu xanh phớt. Để đạt được sự trong suốt này, nước phải được lọc kỹ lưỡng, loại bỏ các tạp chất và khí. Thành phẩm sẽ được sử dụng trong nhà hàng cao cấp hoặc quán bar – nơi yêu cầu sự tinh tế trong từng viên đá.
Loại cuối cùng là đá viên pha lê với chất lượng tinh khiết cao nhất được sản xuất từ nước đã được khử hoàn toàn muối và khí. Loại này nhìn bằng mắt thường sẽ thấy độ trong suốt từ ngoài vào trong và không để lại cặn bẩn khi tan.
Các dạng hình thái khác nhau của nước đá
Không chỉ riêng màu sắc mà đá còn phân loại dựa trên sự đa dạng về hình dạng. Dưới đây là cái nhìn tổng quan về các loại đá phổ biến theo hình dạng bạn có thể tham khảo:
- Đá cây: Loại đá này có dạng khối lớn với các kích cỡ đa dạng từ 5kg-10kg. Thường được sản xuất dưới dạng khối hình chóp với đáy nhỏ hơn miệng. Đá cây được kết đông trong khuôn và thời gian đông khá lâu, khoảng 18h cho khuôn 50kg. Loại đá này được sử dụng phổ biến cho ngư dân trong việc bảo quản cá khi đánh bắt xa bờ.
- Đá tấm: Là đá có dạng hình chữ nhật hoặc hình tấm với kích cỡ dài từ 3m đến 6m, cao từ 2-3m và dày từ 250 đến 300mm. Khối lượng đá tấm dao động 1,5 đến 2,5 tấn. Loại đá này được sản xuất bằng cách phun nước lên bề mặt dàn lạnh.
- Đá vảy: Đá có hình dạng mảnh vỡ nhỏ không tiêu chuẩn, được cắt ra từ bề mặt của các thiết bị tạo đá. Chiều dày của đá vảy có thể từ 0,5 đến 5mm tùy thuộc vào thời gian làm đá. Loại đá này nổi bật với giá thành hợp lý và chi phí vận hành thấp.
Kiểm tra độ cách nhiệt và vấn đề đọng sương trong bể đá
Việc lựa chọn đúng chiều dày cách nhiệt và kiểm tra hiện tượng đọng sương là vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá để duy trì hiệu quả làm lạnh. Đồng thời kéo dài tuổi thọ của bể đá một cách tốt nhất.
Cách tính độ dày cách nhiệt cho bể đá
Để đảm bảo hiệu quả cách nhiệt bể đá, cần tính toán độ dày cách nhiệt phù hợp. Công thức tính độ dày lớp cách nhiệt cụ thể cần tuân thủ đó là: d= k/(α1+α2k).
Trong đó: K là hệ số truyền nhiệt của bể đá (W/m².K). α1 là hệ số tỏa nhiệt bên ngoài bể đá từ không khí lên tường bể muối (W/m².K) α2 là hệ số tỏa nhiệt bên trong bể khi nước muối chuyển động ngang qua vách đứng (W/m².K) và λ là hệ số dẫn nhiệt của các lớp còn lại.
Hướng dẫn kiểm tra hiện tượng đọng sương trên tường bể đá
Sau khi xác định chiều dày lớp cách nhiệt, bạn sẽ chọn các kích cỡ tiêu chuẩn: 25, 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm. Tiếp theo, thực hiện tính toán hệ số truyền nhiệt thực của tường bể dựa trên chiều dày cách nhiệt đã chọn. Sau đó tiến hành kiểm tra đọng sương dựa trên hệ số truyền nhiệt thực, xác định khả năng xảy ra hiện tượng đọng sương. Nếu hệ số quá cao, có thể điều chỉnh chiều dày cách nhiệt để giảm thiểu tổn thất do truyền nhiệt.
Xác định kích thước bể đá và khuôn đá hợp lý
Đây cũng là vấn đề quan trọng cần chú ý khi sản xuất nước đá tinh khiết mà Tân Phú muốn chia sẻ đến các bạn. Theo đó, để xác định kích thước bể, bạn cần dựa vào năng suất của bể và khối lượng từng cây đá. Công thức tính sẽ là: N=M/m, trong đó M là khối lượng đá cần sản xuất trong bể cho một mẻ đá (kg) và m là khối lượng của mỗi cây đá (kg). Nếu tỉ số M/m không phải là số nguyên, bạn cần làm tròn lên để đảm bảo có đủ khuôn đá.
Tiếp theo, kích thước và loại khuôn đá cần được xác định dựa trên loại đá mà bạn muốn sản xuất. Bên cạnh đó, việc chọn dàn lạnh phù hợp với kích thước bể và số lượng khuôn đá là rất quan trọng. Đồng thời cần bố trí dàn lạnh sao cho hiệu quả làm lạnh đồng đều trong bể.
Cuối cùng, hệ thống tuần hoàn nước muối cần được thiết kế để đảm bảo nước muối có thể tuần hiệu quả. Từ đó giúp quá trình làm đá đồng đều và nhanh chóng hơn.
Trên đây là tổng hợp các vấn đề cần quan tâm khi sản xuất nước đá theo quy định pháp luật giúp bạn tối ưu quy trình sản xuất và đạt hiệu quả cao nhất trong việc làm đá. Để lắp đặt dây chuyền sản xuất đá viên chất lượng giá tốt tại nhà, bạn đừng quên liên hệ với Công nghệ Tân Phú ngay hôm nay nhé!