[ad_1]
Việc bào chế dược phẩm thủ công đã là chuyện “xưa rồi”. Ngày nay, thị trường Việt Nam phải có thiết bị ngành dược. Đó là một con đường tất yếu để phát triển.
Dược phẩm là gì?
Dược phẩm là những sản phẩm được sử dụng cho con người nhằm phòng tránh hoặc chữa bệnh hoặc điều chỉnh, phục hồi chức năng sinh lý. Dược phẩm phải có công dụng, liều lượng dùng rõ ràng. Dược phẩm cần có khuyến cáo cho những người dị ứng, mẫn cảm hoặc theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ. Dược phẩm bao gồm thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền.
Thuốc tân dược (thuốc tây) là dạng thuốc được bào chế từ nhiều loại nguyên liệu có nguồn gốc khác nhau. Từ thực vật, động vật, khoáng vật, sinh phẩm, … Các sản phẩm thuốc tân dược được quản lý nghiêm ngặt bởi Bộ Y tế. Chất lượng của thuốc phải được kiểm định xuyên suốt quá trình bào chế, từ nguyên liệu đầu và đến đầu ra. Tất cả mọi sản phẩm thuốc tân dược phải được cấp phép để được sản xuất và lưu thông trên thị trường. Thuốc tân dược luôn được sản xuất hàng loạt bằng máy móc thiết bị ngành dược.
Thuốc tân dược (thuốc tây) được sản xuất hàng loạt
Thuốc y học cổ truyền theo quy định của pháp luật là thuốc có thành phần là dược liệu. Ví dụ như kim tiền thảo, hạt cây sử quân tử, gừng, mật ong, mai mực, … Thuốc được chế biến, bào chế hoặc phối ngũ theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian. Sản phẩm là chế phẩm có dạng bào chế truyền thống (thủ công) hoặc hiện đại (máy móc).
Các nguyên liệu thô được sử dụng để bào chế thuốc y học cổ truyền
Các dạng thuốc tân dược, thuốc y học cổ truyền
Thuốc tân dược có các dạng thể rắn, thể mềm, thể lỏng. Trong mỗi dạng thuốc lại được chia ra thành các loại khác nhau.
- Thể rắn: Viên nén là dược phẩm được nén thành một khối rắn. Viên nang hay viên con nhộng có dạng dung dịch, bột, hạt đựng trong vỏ nang bằng gelatin hoặc tinh bột. Viên sủi là dạng viên pha cùng dung dịch với sự giải phóng khí dùng để uống. Ngoài ra, viên nén còn có viên bao, viên ngậm, viên nhai, …
- Thể mềm: Là các loại thuốc có tính mềm, đặc, định hình được như thuốc cao, thuốc mỡ, gel. Thuốc thường được dùng để bôi lên da hoặc niêm mạc.
- Thể lỏng: Là các loại thuốc không thể định hình như dung dịch, hỗn dịch, nhũ dịch, siro. Trong đó, dung dịch và hỗn dịch, nhũ dịch có thể uống, tiêm hoặc dùng ngoài. Siro sánh và có tỷ lệ đường cao, được dùng để uống.
Các dạng thuốc tân dược phổ biến hiện nay
Thuốc y học cổ truyền cũng có nhiều dạng khác nhau:
- Thuốc thang: Là thuốc dạng lỏng dùng để uống. Được bào chế bằng cách trộn hỗn hợp các nguyên liệu vào siêu, đổ nước, sắc, bỏ xác và lấy nước uống.
- Thuốc cao: Cao lỏng gần giống siro, rót được dễ dàng. Cao mềm sánh, sền sệt. Cao dẻo có độ mềm như kẹo mạch nha, khó tan trong nước. Cao khô tỷ lệ nước thấp, có thể tán thành bột. Cao dán dùng để dán lên vùng bệnh để điều trị.
- Thuốc tễ (Hoàn mềm): có hình cầu, to bằng hạt nhãn, có độ mềm dẻo hoặc cứng tùy vào cách bào chế
- Thuốc viên hay đơn (Hoàn cứng): có hình cầu nhỏ hơn hoàn mềm, rắn
- Thuốc tán: có dạng bột
Thuốc y học cổ truyền dạng hoàn mềm
Thị trường ngành dược tại Việt Nam
Khi sinh hoạt, học tập, làm việc hàng ngày, chúng ta thường hay quên đi vấn đề sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, kể từ năm 2020 đến nay, đại dịch Covid hoành hành đã khiến chúng ta nhận thức được rõ tầm quan trọng của việc khỏe mạnh. Mặc dù đại dịch Covid để lại rất nhiều mất mát và đau thương, song nó lại dần thay đổi ý thức của mỗi con người và cả ngành dược tại Việt Nam.
Các quốc gia phát triển coi Việt Nam như một thị trường đầy cơ hội để xúc tiến đầu tư. Đặc biệt là ngành công nghiệp dược phẩm. Các quốc gia đề cao thị trường Việt Nam bởi tốc độ đô thị hóa của Việt Nam tăng nhanh. Dân số và kinh tế của Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Không chỉ trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đánh giá cao tiềm năng của Việt Nam.
Về phần Nhà nước, đại hội Đảng XIII đã định hướng công tác chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2021-2030. Đó là: “Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và thiết bị y tế, nâng cao năng lực nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc xin, thuốc sáng chế”. Như vậy, chủ trương của Chính phủ Việt Nam là phát triển ngành dược và các máy móc thiết bị dược phẩm.
Các loại thiết bị sản xuất dược phẩm
Dù là thuốc tân dược hay thuốc y học cổ truyền thì quá trình bào chế dược phẩm luôn cầu kỳ, cần nhiều bước. Để có được một viên thuốc nang hoặc một lượng thuốc cao, thời gian từ khi sơ chế nguyên liệu đến khi đóng gói xong thành phẩm có thể kéo dài cả ngày. Nếu bào chế thuốc, đặc biệt là thuốc đông y bằng cách thủ công thì sẽ vô cùng bất tiện và tốn kém. Vì vậy, không chỉ thuốc tây mà thuốc đông y đều cần phải có thiết bị sản xuất dược phẩm.
Tùy theo dạng thuốc, loại thuốc, quy trình bào chế, dây chuyền sản xuất dược phẩm sẽ rất riêng biệt. Tuy nhiên, thông thường, có thể chia máy móc thiết bị ngành dược thành các loại sau:
Các loại máy móc, thiết bị trên có thể sử dụng trong quá trình bào chế cả thuốc tân dược và thuốc y học cổ truyền. Khách hàng không nhất thiết phải sử dụng tất cả các loại máy nêu trên. Tùy theo nhu cầu, Tân Phú sẽ tư vấn các loại máy để lắp đặt dây chuyền sản xuất. Toàn bộ thiết bị ngành dược tại Tân Phú đều đảm bảo đạt chất lượng GMP, vận hành dễ dàng. Các máy sử dụng tính năng công nghệ hiện đại.
Còn chờ gì mà chưa liên hệ Tân Phú. Hãy gói gọn cả quá trình bào chế dược phẩm vào chỉ một dây chuyền sản xuất chất lượng cao. Bạn sẽ không ngừng ngạc nhiên vì những gì mà nó làm được.
[ad_2]